Cơ học kĩ thuật T1

30.000,00

Cơ học là một trong những môn học nền tảng được giảng dạy trong các trường đại học kỹ thuật. Nó không những là cơ sở cho hàng loạt các môn kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành mà còn xây dựng tiềm lực tư duy khoa học cho các kỹ sư và cán bộ khoa học kỹ thuật tương lai. Việc giảng dạy môn Cơ học trong các trường Đại học Kỹ thuật của nước ta từng bước được nâng cao và chuẩn hoá. Từ năm 1969 trong điều kiện vô cùng khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã cho xuất bản giáo trình Cơ học lý thuyết do Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo chủ biên với tư cách là giáo trình chuẩn để giảng dạy trong các trường Đại học Kỹ thuật. Giáo trình đó trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc giảng dạy và học tập môn Cơ học. Ngày nay, để đáp ứng những đòi hỏi mới của khoa học và thực tế sản xuất của đất nước và của việc nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo các trường đại học tiến hành cải cách một cách sâu rộng việc dạy và học theo quy trình đào tạo mới, trong đó môn Cơ học được đưa vào giảng dạy ở hai năm đầu cho tất cả các ngành kỹ thuật của các trường đại học. Trong tình hình nước ta bước vào hội nhập, cần thiết lựa chọn một số kiến thức cơ học cho những kỹ sư. Tập hợp các kiến thức này theo xu hướng chung hiện nay đòi hỏi xây dựng giáo trình Cơ học kỹ thuật, nhằm trang bị những kiến thức nền tảng cho các kỹ sư tương lai, chủ yếu gồm các kiến thức của cơ học vật rắn. Giáo trình Cơ học kỹ thuật (Cơ học vật rắn) lần này được biên soạn dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm ba phần và được in thành hai tập. Tập một: Gồm hai phần – Tĩnh học và Động học. Tập hai: Phần Động lực học Cuốn sách được cấu trúc theo quan điểm nhằm mục tiêu tiếp cận có hiệu quả cao nhất với các kiến thức cơ bản của cơ kỹ thuật trong tình hình thời lượng dành cho môn học này trong các trường Đại học Kỹ thuật giảm khá nhiều và áp lực của việc ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào lĩnh vực này ngày càng lớn. Nhằm thích ứng với tình hình này tác giả đã tìm cách xây dựng nội dung theo một cấu trúc thích hợp, cũng như đã triển khai một cách rộng rãi phương pháp ma trận vào khảo sát các nội dung: thành lập các phương trình cân bằng (thống nhất đối với hệ lực phẳng và hệ lực không gian), khảo sát động học của vật rắn, đặc biệt bài toán tổng hợp và phân tích chuyển động của cơ cấu, xây dựng một dạng mới của phương trình chuyển động động lực dạng ma trận. Cách tiếp cận này cho phép sử dụng thuận lợi các phần mềm chuyên dụng như Maple, Matlab, Mathcad trong việc giải các bài toán cơ kỹ thuật

Còn hàng

Categories: ,
Thibft kế web bởi Hoangweb.com