Hệ thống học sinh giới

100.000,00

Associated Courses

HỆ THỐNG HỌC SINH GIỚI Bắt đầu từ sau đại học khóa 27 (2017–2019) trong chương trình đào tạo của Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có chuyên đề Hệ thống học sinh giới giảng dạy cho học viên sau đại học trong toàn khoa, trước khi phân về các bộ môn. Cuốn sách Hệ thống học sinh giới được soạn theo chương trình của chuyên đề này. Về mặt lý thuyết, nó vừa có tầm khái quát cho toàn Sinh giới, vừa chú ý tới một số nguyên tắc chung trong chỉ đạo hoạt động phân loại cụ thể các nhóm sinh vật, nhằm khích lệ các hoạt động thực tiễn trên vốn sinh vật nhiệt đới phong phú trong thiên nhiên của nước ta và sớm phát triển tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ chúng trong người học. Xuất phát từ yêu cầu này, cuốn sách đã được sắp xếp trong 5 chương: 3 chương đầu nêu các vấn đề lý thuyết về hệ thống học sinh giới, 2 chương sau nêu các vấn đề chỉ đạo quá trình phân loại sinh vật. Chương 1 giới thiệu lịch sử nghiên cứu hệ thống học sinh giới, sự khác nhau giữa phân loại học, hệ thống học và tầm quan trọng của hệ thống học trong Sinh học cũng như trong cuộc sống của loài người. Về lịch sử nghiên cứu hệ thống học cần lưu ý tới một số mốc để phân chia các giai đoạn. Đó là Aristôt, đánh dấu phát triển của phân loại học thời kỳ Trung cổ; Linê với Systema Naturae, đánh dấu việc phân loại sinh vật theo bản thể, việc dùng tên 2 từ để chỉ các loài và việc dùng các thang bậc phân loại để sắp xếp hệ thống các sinh vật; Darwin với Nguồn gốc các loài, đánh dấu quan điểm tiến hóa của sinh vật và sắp xếp sinh vật trong một hệ thống phát sinh tự nhiên. Cuối cùng, sự xâm nhập vào hệ thống học các phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử đã đánh dấu giai đoạn phát triển hiện nay của hệ thống học. Chương 2 giới thiệu hệ thống phân loại sinh vật, các taxon thuộc các thứ bậc phân loại và các dấu hiệu phân loại sinh vật. Trong hệ thống phân loại sinh vật, các taxon bậc loài giữ vị trí riêng biệt, nó là các quần thể của loài cách ly sinh sản với các quần thể của các loài khác, nên là tiêu chuẩn chung cho tất cả các loài của toàn giới sinh vật. Biểu hiện của loài trong tự nhiên rất đa dạng nên được dành nhiều trang cho giới thiệu loài trong chương này. Các taxon bậc trên loài thực chất là tập hợp các nhóm loài có đặc điểm giống nhau ở từng cấp độ để có các taxon bậc chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới và siêu giới. Taxon bậc dưới loài là phân loài, thang bậc dưới loài duy nhất được thừa nhận và được quy định có tên gọi riêng. Các loại dấu hiệu phân loại cũng được giới thiệu trong chương này, kèm theo nêu sắc thái của từng loại dấu hiệu, nhằm giúp người đọc có thể chọn được các dấu hiệu phân loại có giá trị thích hợp trong tiến trình phân loại từng nhóm sinh vật. Chương 3 khái quát lại lịch sử phân chia các giới sinh vật. Điều đáng chú ý là cho dù Hệ thống học đã có quá trình phát triển lâu dài, nhưng chính hiện nay, kể từ khoảng 4 thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, đã và đang có các thành tựu mới đáng kể nhờ sự tham gia của các 4 HỆ THỐNG HỌC SINH GIỚI phương pháp sinh học phân tử trong phân tích và so sánh trình tự của các phân tử cấu thành các thành tố mang yếu tố di truyền và tiến hóa trong tế bào của các cơ thể sinh vật và các phương pháp lượm dấu vết của sinh vật trực tiếp từ môi trường. Các phương pháp mới này đã giúp phát hiện được các tiền nhân mới trong tự nhiên mà trước đây chưa hề biết, tạo nên bức tranh toàn cảnh rõ nét hơn về đa dạng và quan hệ phát sinh của các nhóm lớn các sinh vật, cũng như các nhánh đơn phát sinh trong phạm vi của sinh vật Nhân chuẩn. Chính từ các thành tựu này đã cho các cơ sở để suy nghĩ về các taxon bậc cao, nội dung mà giai đoạn trước còn ít được quan tâm. Phần Thay cho lời kết ở cuối sách bổ sung các dẫn liệu mới nhất cho chương này. Chương 4 nêu các vấn đề lý thuyết và thực hành chỉ đạo quá trình phân loại một nhóm sinh vật cụ thể. Trong chương này, chúng tôi cố gắng truyền đạt các kinh nghiệm của bản thân, đồng thời cố gắng dẫn nhiều ví dụ cụ thể nhằm giúp người mới làm phân loại chủ động hơn trong quá trình lượm mẫu, xử lý và phân tích mẫu, trình bày các kết quả phân tích và tổng kết một công trình nghiên cứu về phân loại học. Chương 5 đề cập tới vấn đề đặt tên, gọi tên và viết tên sinh vật theo Luật Danh pháp quốc tế, nhắc lại một vài hiểu biết sơ đẳng nhất về tiếng Latinh để có thể hiểu được một vài nét cơ bản khi dùng tên khoa học bằng tiếng Latinh hoặc Latinh hóa của loài hoặc của các taxon ở bậc cao hơn hoặc thấp hơn loài. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất một vài vấn đề liên quan tới thống nhất tên gọi các sinh vật bằng tiếng Việt. Về thuật ngữ tiếng Việt, trong sách này chúng tôi dùng từ “chi”, như các nhà thực vật vẫn thường dùng, để dịch từ “genus”. Làm việc này không theo truyền thống của các nhà động vật học, nhưng chúng tôi nghĩ sẽ tránh được sự lẫn lộn với từ “giống” (race) để chỉ các giống vật nuôi và cây trồng, là các nhóm cá thể trong loài (giống lợn Ỉ, giống lợn Móng Cái; giống cam Xã Đoài, giống cam Cao Phong,…). Một vài thuật ngữ khoa học mới, chúng tôi tạm dùng các thuật ngữ tiếng Việt mà các chuyên viên chuyên nhóm đang dùng, có ghi chú thêm tiếng Anh, ví dụ: “đa hệ gen học hoặc đa genom học” để chỉ “metagenomics”. Cũng có trường hợp chúng tôi tạm để nguyên văn tiếng Anh, ví dụ từ “Bootstrap”. Các từ này đều có giải thích trong phần Giải nghĩa một số thuật ngữ ở cuối sách. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã được sự giúp đỡ về tài liệu về Thực vật của GS. Phan Kế Lộc (Đại học Quốc gia Hà Nội) và sự giúp đỡ về các công trình của cố GS. Đặng Văn Ngữ của TS. Sinh học Trần Đức Hinh (Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng Việt Nam). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Cuốn sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức, chúng tôi rất mong được các bạn đọc góp ý. Mọi ý kiến xin gửi về số điện thoại (024)38543097 hoặc 0978215397. Xin trân trọng cảm ơn !

Out of stock

SKU: 7X788 Categories: ,