Quản lý đào tạo giáo viên GDQP và AN theo tiếp cận năng lực

80.000,00

Trong mọi thời kỳ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược không tách rời nhau. Đặc biệt, đối với một đất nước “đất không rộng, người không đông” như Việt Nam và trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đã và đang có những diễn biến phức tạp về chiến tranh, xung đột ở nhiều nơi, nhiều quốc gia, nhất là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông trong những năm gần đây, thì việc tăng cường quốc phòng, an ninh lại càng trở lên có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đảng, Nhà nước luôn xác định trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, không một phút lơ là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đại hội lần thứ XII của Đảng đã thống nhất quan điểm: Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, tăng cường quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân, của cả hệ thống chính trị.

Để phát huy sức mạnh toàn dân trong việc xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, giải pháp hàng đầu đó là tiến hành giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Nhận thức rõ vấn đề này, từ năm 1961 đến nay, Đảng Nhà nước đã luôn quan tâm, chú trọng công tác giáo dục quốc phòng toàn dân; đặc biệt trong những năm gần đây, Đảng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng và an ninh. Nhờ đó, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được nâng lên. Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh vẫn còn có hạn chế nhất định, đó là chất lượng học tập, bồi dưỡng giáo dục quốc phòng và an ninh còn có những bất cập, kết quả có nơi còn thấp, nhất là đối tượng sinh viên, học sinh. Trong đó, một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu, đó là: “Đội ngũ giáo viên, giảng viên bồi dưỡng giáo dục quốc phòng và an ninh chưa được chuẩn hoá thông qua đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng, tập huấn; giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; phương pháp tổ chức thực hiện, năng lực và kỹ năng tham gia có hiệu quả hoạt động
dạy – học và các hoạt động thể dục, thể thao quốc phòng trong các nhà trường và ở địa phương còn có những hạn chế”
.

Với những lý do trên, chúng tôi biên soạn cuốn sách Quản lý đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực với mong muốn tìm ra giải pháp quản lý đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh; đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục và đào tạo và yêu cầu đổi mới, tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, giáo viên, sinh viên và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Công ty Cổ phần Sách Đại học – Dạy nghề, 187B Giảng Võ,
Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

800×600 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”,serif;}

Out of stock

Thibft kế web bởi Hoangweb.com